SÁNG KIẾN KINH DOANH TẠO TÁC ĐỘNG XÃ HỘI P.1

Sáng kiến kinh doanh tạo tác động xã hội

 “Dự án KINH DOANH VỚI NGƯỜI GIỮ RỪNG

Sáng kiến kinh doanh của dự án ” Kinh doanh với Người giữ rừng” xuất phát từ tình yêu. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết.

Bến Tre là một tỉnh ven biển, được hình thành bởi sự bồi lắng phù sa hạ nguồn sông Mekong. Nằm kẹp giữa các nhánh sông lớn Cổ Chiên, Hàm Luông, Cửa Đại, Ba Lai. Với vị trí đặc biệt về sinh thái, tập trung nhiều rừng ngập mặn chắn sóng. Là khu vực cung cấp giống nhuyễn thể lớn nhất Việt Nam. Nối tiếp hệ thống rừng ngập mặn từ Cần Giờ – Gò Công – Bến Tre cung cấp oxy cho thành phố Hồ Chí Minh. Rừng có vị trí quan trọng có chức năng điều hòa và bảo vệ. Tuy nhiên rừng ngập mặn tại Bến Tre lại dễ bị tổn hại bởi bàn tay con người.

cá đối thiên nhiên được đánh bắt dưới tán rừng ngập mặn
Cá đối thiên nhiên được đánh bắt dưới tán rừng ngập mặn

Tài nguyên bị đe dọa bởi bàn tay con người

Với gần 7000 ha diện tích rừng ngập mặn, hơn ⅓ trong số đó thuộc sự quản lý của người dân. Lực lượng quản lý kiểm lâm, kinh phí dành cho bảo vệ rừng tại địa phương thì vô cùng mỏng và yếu.

Kinh tế rừng không hấp dẫn người dân tham gia:

Cây đước là gỗ chính của rừng ngập mặn, nhưng giá trị thấp (chủ yếu để làm than củi đước, vật liệu xây dựng). Vì vậy nguồn thu từ rừng ngập mặn chủ yếu là thủy sản. Với phương thức truyền thống khai thác tận diệt, nguồn lợi ngày càng suy giảm (nguồn lợi càng giảm thì người dân càng tìm nhiều cách hủy diệt để thu bắt). Giá bán tại địa phương thấp và bấp bênh. Hệ quả là tình trạng người dân bỏ rừng đến các thành phố lớn tìm việc, thất nghiệp ở phụ nữ, bỏ học sớm của trẻ em.

Chuyển đất rừng sang nuôi tôm công nghiệp:

Điều đáng lo ngại tiếp theo, diện tích rừng do người dân quản lý bị chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp, không chỉ làm thu hẹp diện tích rừng mà còn gây ra những hậu quả về môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

Từ khi chuyển đổi diện tích đất rừng sang nuôi tôm công nghiệp, thu nhập ban đầu của người dân tăng cao do “trúng mùa”. Ban đầu khi có ít người nuôi, chất lượng đất, nước của vùng còn quá tốt thì “nuôi đâu trúng đó”. Tuy nhiên sau khoảng 3 đến 5 năm, tỉ lệ thành công ngày một giảm dần do môi trường ô nhiễm và dịch bệnh bùng phát.

Môi trường được đánh đổi có hiệu quả?

Qua thời gian, giá cả thức ăn và các loại hóa chất ngày một tăng cao. Giá bán đôi khi sụt giảm. Lợi nhuận từ việc nuôi tôm ngày một bấp bênh. Người nông dân được tư vấn phải dùng ngày càng nhiều các loại hóa chất để xử lý môi trường đảm bảo cho vụ nuôi. Thế nhưng, lợi nhuận thì chưa thấy, môi trường thì ngày càng thiệt hại. Diện tích rừng càng thu hẹp. Các tập đoàn kinh doanh thức ăn hóa chất công nghiệp từ nước ngoài ngày một giàu lên. Hệ quả tất yếu là người nông dân không phải ai cũng giàu lên như mong đợi.

Rừng có cần được bảo vệ?

Nhìn lại, Bến Tre đã rất nhiều lần chịu những thiệt hại khủng khiếp vì Biến Đổi khí hậu. Siêu bão Durian (2006), hạn mặn lịch sử (2015) tàn phá nặng nề. Do đó việc bảo vệ rừng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giá trị mà rừng ngập mặn mang đến cho chúng ta rất lớn. Nó không chỉ là nguồn không khí để thở mà còn là nguồn thủy sản tự nhiên dưới tán rừng. Ngoài ra vẻ đẹp hoang sơ từ những cánh rừng đước không phải nơi nào cũng có thể chiêm ngưỡng.

Sáng kiến kinh doanh ra đời

Và với suy nghĩ là làm sao cho người dân trở nên yêu rừng hơn. Từ đó họ sẽ quản lý tốt hơn, trồng mới nhiều hơn. Để yêu rừng thì điều đầu tiên là rừng phải mang lại thu nhập cao. Kinh tế rừng đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân.

Mạnh dạn triển khai ý tưởng bảo vệ rừng

Chúng tôi bắt đầu tạo ra mô hình kinh doanh Thủy sản tự nhiên, Du lịch sinh thái Rừng ngập mặn với khách hàng: Chủ yếu là người tiêu dùng tại các thành phố lớn (Hồ Chí Minh, Hà Nội). Chúng tôi không chỉ mang lại thu nhập cho mình mà còn tạo những tác động xã hội cho địa phương:

  1. Người nông dân: thủy sản được dự án thu mua với giá cao hơn. Được hướng dẫn cách quản lý đa dạng/đa canh trong khu vực rừng ngập mặn được giao khoán. Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.

  2. Người tiêu dùng: có được sản phẩm thủy sản uy tín, chất lượng cho bữa ăn gia đình. Có những trải nghiệm đáng nhớ thông qua các hoạt động dã ngoại tham quan rừng

  3. Chính quyền địa phương giảm chi phí bảo vệ/tuyên truyền bảo vệ rừng. Thu hút đầu tư phát triển địa phương.

    www.nguoigiurung.vn
    cánh rừng ngập mặn

Các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng Biển Bến Tre, cam kết hoàn toàn tự nhiên, không nuôi công nghiệp. Kỹ thuật chế biến và công nghệ bảo quản tiên tiến. Ngoài ra khách hàng có cơ hội tham quan trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập mặn. Củng cố xác minh tính minh bạch của sản phẩm. Chinh phục người tiêu dùng bằng cách làm tôn trọng các quy luật sinh thái. Cân bằng lợi ích của con người và thiên nhiên.Thu hút sự tham gia của ngày càng đông những người giữ rừng tại địa phương.

Mời các bạn đọc một số bài viết về Người giữ rừng với dự án tạo tác động xã hội của mình tại đây nhé:

https://www.tienphong.vn/kinh-te/nu-8x-xu-dua-kinh-doanh-duoi-tan-rung-1204653.tpo

https://plo.vn/kinh-te/co-gai-ben-tre-mang-dac-san-rung-nuoc-man-len-pho-762986.html

One thought on “SÁNG KIẾN KINH DOANH TẠO TÁC ĐỘNG XÃ HỘI P.1

  1. Pingback: TÔM KHÔ NGƯỜI GIỮ RỪNG - MÓN NGON CHO GIA ĐÌNH BẠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *